Sự phát triển của ngành công nghiệp Champagne hiện đại Lịch_sử_rượu_sâm_panh

Gốc rễ của ngành công làm Champagne hiện đại được đặt trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, với bước nhảy lớn trong hiểu biết phương pháp làm rượu vang sủi bọt và cải tiến trong công nghệ cần thiết để giúp quá trình sản xuất hiệu quả về mặt tài chính hơn. Nhà khoa học người Pháp là Jean-Antoine Chaptal đã phổ biến những kiến thức về rượu Champagne do ông tìm ra, nghiên cứu của ông cho thấy rượu Champagne sủi tăm do việc bịt kín chai trước khi quá trình lên men hoàn tất. Ông cũng lưu ý rằng lượng đường trong rượu vang sẽ tạo điều kiện cho quá trình lên men này tạo ra bong bóng. Cùng với bọt khí carbon dioxide được sinh ra, áp suất trong chai sẽ tăng lên dẫn đến chai bị nổ.[1] Xáo trộn do một chai bị vỡ có thể gây ra phản ứng dây chuyền, do đó hầm rượu có thể mất từ 20% đến 90% số chai rượu trong hầm.[6] Phương pháp làm thủy tinh đốt than đá của người Anh tạo ra các chai chứa rượu vang khỏe hơn, chịu được áp suất do khí carbon dioxide tạo ra tốt hơn. Vào thập kỷ 1830, một dược sĩ từ Châlons-sur-Marne có tên là André François đã tạo ra các công thức với các phép đo chính xác lượng đường cần thiết để làm rượu vang sủi tăm, công thức này không tạo thêm áp suất trong chai, giúp chai rượu ít bị nổ. Máy đóng nút chai và nút chai cải tiến đã giúp chai kín hơn, khí ít cơ hội thoát ra ngoài chai.[1]

Sự phát triển của kỹ thuật riddling như một cách để loại bỏ men chết từ Champagne mà không làm mất khí nhiều quá, đây là một tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện chất lượng sản xuất Champagne.

Một bước tiến quan trọng trong những năm đầu thế kỷ 19 là việc phát triển một kỹ thuật để loại bỏ men chết sau quá trình lên men thứ cấp. Những người làm Champagne ban đầu không loại bỏ men chết, khiến rượu vang có màu đục và hương vị dễ bị hỏng nếu men chết bị lắc trộn lẫn với rượu, hay khi rót rượu ra ly. Tại các bữa tiệc và triều đình hoàng gia, những người phục vụ sẽ rót lượt Champagne mới vào các ly sạch để tránh men chết bám trên thành ly cũ. Để loại bỏ men chết, một số người làm rượu sẽ chắt rượu vang vào một chai mới. Tuy nhiên quá trình này khiến một lượng đáng kể khí carbon dioxide thoát ra và làm rượu ít sủi tăm hơn. Với sự trợ giúp từ trưởng hầm rượu của mình, madam Clicquot của dòng họ làm Champagne là Veuve Cliquot đã phát triển một quá trình riddling vào đầu thế kỷ 19, để giải quyết vấn đề loại bỏ men chết mà không làm mất khí trong chai. Kỹ thuật riddling này là một quy trình bắt đầu từ việc gom men chết vào cổ chai bằng cách đặt chai dốc xuống và dùng chính áp lực của rượu vang để đẩy men chết ra khỏi chai, do đó người làm rượu thường thêm một lượng đường ngọt nhất định để bù lại lượng rượu bị mất khi làm riddling. Người Nga là những khách hàng đặc biệt, họ rất rưu chuộng các loại Champagne ngọt, nên Veuve Cliquot có thể chỉnh độ ngọt trong rượu vang của họ để làm vừa lòng khách hàng của mình bằng chính lượng đường bổ sung khi làm riddling. Lúc đầu, dòng họ Veuve Cliquot cố gắng giữ bí mật kỹ thuật riddling cho riêng họ, nhưng đến cuối thập niên 1820, bí mật này bị lộ và các dòng họ làm Champagne khác đã lập tức xây dựng dây chuyên sản xuất để làm riddling. Năm 1854, hệ thống đường sắt quốc gia của Pháp đã nối Reims với các vùng còn lại của đất nước, gồm cả các cảng ven biển. Từ thời điểm đó, rượu Champagne được kết nối với thị trường toàn thế giới và doanh số bán hàng tăng vọt. Trong thập niên 1850, trung bình mỗi năm có khoảng 20 triệu chai Champagne được sản xuất.[4]

Từ ngọt tới chua

Trong suốt hầu hết thế kỷ 19, rượu Champagne được làm có vị ngọt. Mùi vị của rượu đã làm hài lòng hầu hết người uống rượu vang, việc thêm đường giúp người làm rượu giấu được những khiếm khuyết trong rượu hay chất lượng rượu kém do loại nho không tốt. Các dòng họ Champagne đã dùng một liều lượng đường nhất định để điều chỉnh vị ngọt của bất cứ loại rượu nào được ưa chuộng trong một thị trường cụ thể. Người Nga là những người thích ngọt nhất, nên lượng đường thêm vào thường khoảng 250-330 gram. Các nước Bắc Âu xếp thứ hai với khoảng 200 gram đường và xếp sau là người Pháp với 165 gram, người Đức ít hơn người Pháp một chút, còn người Mỹ thích trong khoảng 110-165 gram. Người Anh ưa loại rượu ít đường nhất, chỉ khoảng 22-66 gram đường.[4] Dần dần thị hiếu phát triển làm cho rượu Champagne ít ngọt hơn và chất lượng tổng thể cao hơn. Champagne hơi ngọt đầu tiên được dán nhãn demi-sec hay "half dry". Sự thành công của loại rượu vang hơi chua này đã thúc đẩy việc đưa ra thị trường các loại vang ngọt dán nhãn sec hay dry. Những nhà sản xuất khác làm rượu vang Champagne thậm chí còn ít đường hơn và loại rượu Champagne này được gọi là extra dry. Năm 1846, dòng họ Perrier-Jouët đã giới thiệu một loại Champagne được làm mà không cho thêm đường. Loại rượu vang này ban đầu không được đón nhận, các nhà phê bình nhận xét loại vang này quá mộc, hay giống như Champagne chua (brut) vậy. Nhưng đến thế hệ tiếp theo, loại rượu "brut" ít đường đáng kể so với rượu vang dán nhãn extra dry đã trở thành trào lưu Champagne và ngày nay phần lớn Champagne được làm theo brut.[7]